Trước khi xác định việc nuôi cá cảnh, cũng như setup bể cá cảnh trong nhà. Bạn cần lưu ý những điều sau đây giúp cá cảnh có môi trường sống khỏe mạnh nhất.
Bể cá cảnh xuất hiện là khi con người ta có nhu cầu được nuôi cá cảnh ngay trong ngôi nhà của mình. Ngoài mục đích dùng để trang trí, nhiều người còn quan niệm đặt bể cá cảnh trong nhà sẽ mang yếu tố phong thủy.
Tức là, nếu biết cách chọn bể cá cảnh hợp phong thủy, bể cá sẽ hút may mắn, tài lộc cho gia chủ. Bởi vậy, hiện nay cũng không ít dân chơi cá cảnh bỏ ra một khoản chi phí khá đắt đỏ để đầu tư vào hệ thống bể cá cảnh.
Trong đó, bể cá thủy sinh được nhiều người ưa chuộng hơn cả. Cũng do, càng ngày thiết kế bể cá thủy sinh càng xuất hiện nhiều mẫu mã đẹp mắt, ấn tượng, đáp ứng được sở thích đa dạng. Tuy nhiên, trước khi bắt tay vào setup một bể cá thủy sinh, bạn cần nắm được một số điều cơ bản sau:
1. Xử lý nước
Khi mới trang trí xong bể cá thủy sinh, bạn sẽ nhận thấy màu nước có đục, nhiều cặn bẩn. Tuy nhiên, điều đó là hoàn toàn dễ hiểu.
Bởi các phân nền, các chất cặn của sỏi, bụi của cát hoặc các phần hư hại của cây thủy sinh sẽ bị hòa vào trong nước. Còn hiện tượng nước đục,mặc dù đã xử lý trước đó 3-4 ngày, rất có thể nguyên nhân là do hệ thống lọc hoặc hệ thống vi sinh ở trong bể.
Cách xử lý
Dưới đây sẽ là một số gợi ý cơ bản, khi bạn mới setup bể thủy sinh:
- Khi bạn đã hoàn tất việc trang trí bể thủy sinh, bạn tiến hành thay nước 100% để loại bỏ bụi bẩn tồn đọng trong bể. Sau đó, cứ cách ngày sẽ thay 50% nước. Lặp lại trong vòng 1 tuần, 1 sẽ thấy chất lượng nước cải thiện lên đáng kể.
- Trang bị hệ thống lọc, chạy 24/24 khi mới trang trí bể cá thủy sinh.
Việc chạy lọc sẽ là giải pháp tối ưu nhất, giúp bể cá thủy sinh luôn sạch và tạo nên một hệ vi sinh tốt. Ngoài ra tùy theo loại lọc sẽ tạo thành một dòng chảy trong bể cá. Và dòng chảy sẽ đóng vai trò quan trọng, trong việc đẩy các chất cặn trong bể và giúp cây thủy sinh phát triển tốt hơn.
2. Ánh sáng
Ánh sáng giữ một vai trò rất quan trọng trong bể thủy sinh, nhất là quá trình quang hợp. Cây thủy sinh cũng cần một khoảng thời gian chiếu sáng nhất định để tổng hợp chất hữu cơ, đáp ứng nhu cầu sinh trưởng và phát triển.
Ánh sáng quyết định nhiều phần đến sự sống của cây thủy sinh và độ phát triển, sinh trưởng của rêu hại trong bể cá cảnh. Vì vậy, bạn cần đặc biệt lưu ý đến chất lượng bóng, cường độ ánh sáng và thời gian chiếu sáng.
Lưu ý:
- Với những bể chuyên về cây thủy sinh, cường độ ánh sáng nhẹ hơn.
- Bể trồng cây cắt cắm hay cây thủy sinh cần ánh sáng cao, cường độ ánh sáng nhiều hơn.
- Một ngày trung bình mở áng sáng từ 6 – 10 tiếng. Nhiều thời gian hơn, rêu hại sẽ hình thành và phát triển. Tuy nhiên, ít ánh sáng cây sẽ yếu dần và chết.
- Sử dụng được đèn Led là tốt nhất, nếu không sẽ thay thế bằng đèn Jebo, T5 hay T8.
3. Những vấn đề về cây thủy sinh và khắc phục
Lúc mới trang trí cây thủy sinh vào bể, cây thường không được chắc chắn, dễ bung gốc bay lên. Cũng có thể do dễ chưa phát triển, chưa bám chặt vào nền hoặc nền thủy sinh nóng nên rễ, gốc cây bị úng và chết. Đôi khi có trường hợp, cây sẽ bị rụng lá ở dưới gốc, lá bị vàng hoặc lá bị bám bụi bẩn.
Cách xử lý
- Thay nước liên tục, mỗi lần thay lượng nước 30 – 50%, khi mới trang trí bể cá thủy sinh.
- Lá cây bị bụi bẩn: Nguyên nhân do môi trường nước có quá nhiều chất dư thừa. Bạn có thể sử dụng cá vệ sinh, hiện tượng này sẽ được khắc phục.
- Cây bị rụng lá: Do thiếu ánh sáng hoặc dễ cây chưa phát triển, bạn cân bằng lại ánh sáng và đợi một thời gian.
- Cây bị vàng lá: Do môi trường mới, có thể cây chưa thích nghi được, bạn tiến hành giảm cường độ ánh sáng, có thể thay nước và chờ đợi.
Lưu ý: Bạn nên thả cá sau ít nhất một tuần setup bể cá cảnh để đảm bảo cá được sống trong môi trường sạch sẽ, an toàn nhất.
Mong rằng bạn sẽ setup thành công một bể cá cảnh thủy sinh, trở thành môi trường sống lý tưởng cho các loài cá cảnh.