Tổng quan kỹ thuật loài cá Đuôi Gai đơn giản tại nhà

Một trong những loài cá cảnh đẹp và lạ trên thế giới thì chúng ta không thể không nhắc tới cá đuôi gai bởi chúng có màu sắc rất bắt mắt khiến cho nhiều người cảm thấy thích thú.

Kỹ thuật chăm sóc cá Đuôi Gai

Cá đuôi gai tên khoa học (Acanthuridae) là một họ cá thuộc bộ Cá vược. sinh sống gần các rạn san hô ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương

Có 3 loại cá đuôi gai thường nuôi: Cá đuôi gai xanh (Powder blue tang), Cá đuôi gai vlamingii tang ( Naso Vlamingii), Cá đuôi gai vàng – Yellow Tang ( Zebrasoma flavescens ) 

Loài này có một hoặc nhiều cái gai trông giống như con dao mổ và rất sắc nhọn ở trên cả hai mặt của đuôi cá. miệng  cá nhỏ vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi lớn, trải dài gần hết chiều dài cơ thể cá này khá dẹt, màu sắc không đổi từ nhỏ đến trưởng thành, kích cỡ tương đối nhỏ với chiều dài cơ thể tối đa là 15–40, loài này ăn tạp, chủ yếu ăn tảo tầng đáy. thường chúng di chuyển và kiếm ăn thành từng đàn,

 +  Cá cảnh đuôi gai xanh, chúng nổi bật với các sọc màu đen, vàng, xanh dương trên thân, vệt dài màu đen kéo dài từ mắt xuống đuôi, với nhiều tên gọi khác nhau như: Bắp nẻ xanh, cá đuôi gai xanh, đuôi gai màu, cá Tang chúa, Tang hà mã

 + Cá đuôi gai vàng là loài cá nước mặn thuộc họ Acanthuridae. Cá trưởng thành có thể dài đến 20 cm, có màu vàng tươi sang, Con đực lớn hơn con cá

+ Cá Đuôi Gai Vlamingii Tang có tên khoa học là Naso vlamingii, cá có màu tím than,thức ăn tự nhiên của chúng là tảo ” Algae “.

Loài cá khá ôn hoà với các loài cá khác nhưng lại tấn công những con cá đuôi gai khác vì vậy chúng cần ít nhất một cái bể 284 (lít), tạo nhiều đá sống trong bể sẽ cung cấp cho chúng thêm các bữa ăn dạo giữa các bữa chính, bổ sung các loại rong biển để ngăn sự mất màu ở loài cá này. Thức ăn phong phú, đa dạng nhưng chúng đặc biệt thích ăn rong rêu và tảo tự nhiên chúng cũng chấp nhận thực phẩm đông lạnh và thịt như tôm ngâm nước muối và tôm mysis trong điều kiện nuôi nhốt.

Mặc dù chúng kháng bệnh khá tốt nhưng vẫn cần các biện pháp phòng ngừa:

+ Sử dụng bể cách ly trước khi đưa chúng vào bể chính khoảng 2 tuần,

+ Kiểm tra kích cỡ trưởng thành trung bình và sự phù hợp của cá trước khi đưa cá vào hồ cá cảnh.

+ Chủ yếu theo dõi cá có mắc bệnh marine ich.

+ Kiểm tra chất lượng thức ăn và đảm bảo chúng không bỏ ăn.

+ Bể đã hoàn thành chu trình nitrogen và nguồn nươc nhiều oxi

Bài viết là cái nhìn tổng quan nhanh về loài cá đuôi gai, nó là một bổ sung tuyệt vời cho một bể cá rạn san hô của bạn.

Xem thêm:

Check Also

Nếu cá chết, lập tức phải thay ngay, chết một con thay một con, nếu không sẽ mất lộc

8 Nguyên tắc cần biết khi nuôi cá cảnh phong thủy

Từ cổ chí kim, phong thủy vẫn là đề tài được nhiều người nghiên cứu …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *