Cá mún có bản tính hiền hòa và khỏe mạnh. Nhưng trong quá trình chăm sóc, bạn vẫn cần lưu ý một số điều quan trọng để cá phát triển ổn định. Hãy cùng nuoicacanh.net khám phá điều thú vị về loại cá mún này nhé.
Cá mún (tên tiếng Anh là Plasty fish) hay có tên gọi khác là cá Hà lan, cá hột lựu. Là loại cá được nuôi phổ biến để làm cảnh. Cá thường bị tạp giao vô tình hay cố ý giữa các loài trong giống.
Đây là loài cá cảnh đã được nhân giống rộng rãi trong các trại cá cảnh tại Việt Nam từ rất lâu đời. Bởi vậy, việc tìm nuôi một chú cá mún không hề khó khăn. Nhưng, màu cá phổ biến sẽ là màu cam và đỏ; với giá bán từ 2000 – 3000 đồng/con.
Cá mún tính hiền lành, thân thiện, sống thành đàn. Giống như cá bảy màu, cá mún rất dễ nuôi, dễ sinh sản, phù hợp với người mới chơi.
Điều bất ngờ, nếu sống trong bể, tuổi thọ cá mún chỉ khoảng 3 năm tuổi, thường thấp hơn so với những loài cá cảnh khác.
Bạn hãy chú ý một số điều dưới đây khi chọn nuôi cá mún nhé.
Chọn giống
Tương tự như một số loài cá cảnh khác, ở cùng lứa tuổi nhưng ta dễ dàng phân biệt giới tính. Bởi giống đực thường có kích thước nhỏ con hơn giống cái.
Cá mún sinh trưởng rất nhanh. Chỉ sau 4 tháng từ lúc mới sinh, cá mún trưởng thành và có thể sinh sản.
Cần chọn giống được nuôi trong bể riêng, đảm bảo vệ sinh nguồn nước, không có dấu hiệu bệnh truyền nhiễm.
Chọn bể
Cá mún có kích thước nhỏ, bởi vậy chúng có thể sống trong những bể cá nhỏ. Nhưng kích thước bể cá tối thiểu là 40 lít
Cá cũng rất được ưa chuộng nuôi trong các hồ thủy sinh với nhiều loại cây thủy sinh. Được sống trong môi trường này, cá sẽ phát triển rất khỏe mạnh. Tuy nhiên, bạn cần sắp xếp nhiều không gian trống cho cá hoạt động.
Yêu cầu bể cá phải luôn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, ngăn chặn mầm bệnh phát triển.
Thức ăn
Thức ăn chính cho cá mún là thức ăn dạng viên. Đặc biệt, cá rất thích ăn rêu tảo bám trong hồ. Điều này thuận lợi cho việc vệ sinh hồ cá.
Thêm nữa, thỉnh thoảng bạn cần bổ sung cho cá nguồn thực phẩm tươi sống như trùng chỉ, giáp xác hay ấu trùng của côn trùng.
Cá mún sinh hoạt ở mọi tầng nước. Vì tính cách hiền hòa, nên bạn có thể lựa chọn nuôi chung với các dòng cá khác như bảy màu, cá dĩa, ngựa vằn, bình tích… Bể cá nhà bạn trở nên đa dạng và sinh động hơn rất nhiều.
Điều may mắn, cá khỏe mạnh nên rất dễ chăm sóc. Cụ thể một số chỉ số chất lượng nước:
- Độ PH tối ưu: 7 – 8,5 (từ trung tính đến hơi kiềm).
- Độ cứng nước (dH): từ 15-30.
- Nhiệt độ tối ưu: 20-26 độ C.
- Yêu cầu sục khí: Ở mức trung bình. Nếu bạn chọn nuôi cá trong hồ rộng thì sục khí sẽ không cần thiết lắm. Bởi cá mún rất khỏe mạnh.
- Thay nước: Nếu có máy lọc, bạn thay nước 1 lần/tháng, nếu không có máy thì khoảng 1 tuần rưỡi b thay nước một lần.
Sau khi cá đẻ, vớt cá mẹ sang bể cá khác và để cá con lại cho ăn và chăm sóc đến khi cá lớn. Trong giai đoạn này, bạn không nên thay nước quá nhiều, cá không kịp thích nghi, rất dễ chết.
Cá mún mới sinh có màu ửng hồng và nhỏ, bị cá lớn ăn thịt là nguy cơ rất lớn. Bởi vậy, bạn cần lưu ý chuẩn bị nhiều cây thủy sinh cho cây ẩn náu.
Bạn cần chọn máy lọc nước có công suất phù hợp. Nếu không, có mún con dễ bị hút lên máy lọc và chết.
Khi cá bệnh: Bạn quan sát, theo dõi thường xuyên thấy cá có biểu hiện bệnh về da, xanh methylen vẫn luôn là sự lựa chọn hữu ích nhất.
Điều thú vị
Cá mún sinh trưởng rất nhanh. Chỉ sau 4 tháng từ lúc mới sinh, cá mún trưởng thành và có thể sinh sản.
Cá mún là thuộc loại cá cảnh có thân hình nhỏ, bầu bĩnh. Con đực thường có vây lưng rất đẹp. Còn cá mún cái, hầu như quanh năm suốt tháng bụng đều to tròn vì chúng mang thai và đẻ một cách liên tục.
Loại cá này được các nghệ nhân chơi cá cảnh lai tạo thành nhiều màu khác nhau rất đẹp từ xanh ngọc bích, trắng, vàng, cam, thậm chí là màu đỏ tươi như son.
Với vẻ ngoài nhỏ xinh, màu sắc bắt mắt cùng với đặc tính khỏe mạnh, cá mún nên là sự lựa chọn hàng đầu với những người mới chơi.
Chúc bạn thành công!