Người Việt Nam quan niệm hình dáng của đuôi cá Hồng Kim đem đến nhiều điều may mắn cho gia chủ. Bài viết dưới đây giúp bạn chăm sóc loại cá cảnh này dễ dàng nhất nhé.
Cá Hồng Kim (Đuôi Kiếm) có tên khoa học là Xyphoporus helleri Heckel, trong tự nhiên chúng sống ở một số vùng châu Mỹ và châu Phi. Đây được coi là loài cá cảnh dễ nuôi, dễ ăn. Chúng có khả năng thích nghi cao, bạn có thể tùy ý thích nuôi cá trong hồ thủy sinh hay hồ treo tường.
Cá đuôi kiếm có một cơ thể thon dài với mõm cùn. Cá đuôi kiếm là loài cá khỏe mạnh và khá dễ nuôi cá phù hợp nuôi trong bể cá thủy sinh có nhiều loài. Bạn có thể cân nhắc chọn một số loại cá khác nuôi chung với cá đuôi kiếm như Tứ Vân ,Cánh buồm,Thần tiên, Hắc Kim, Hồng gấm,Cá Vàng ,Bảy màu.
Giá cả để sở hữu loại cá Hồng Kim bình dân, hợp túi tiền, dao động từ 1500 – 3000 đồng/ 1con.
Điểm thu hút nhất của cá Hồng Kim là ở chiếc đuôi của chúng. Nhưng để cá có được chiếc đuôi dài, đẹp và khỏe mạnh nhất thì cần chú ý một số kinh nghiệm chăm sóc cá.
Chọn giống cá Hồng Kim
Cách phân biệt cá kiếm đực và cái:
- Đuôi cá hình kiếm không hề gây nguy hiểm, chúng chỉ có mục đích trang trí và tạo sự thu hút với giống cá kiếm cái. Cá Hồng Kim hay cá kiếm cái có vây hậu môn thường được mở rộng và thiếu thanh kiếm ở vây đuôi. Trái lại, phần dưới đuôi cá đực dài trong như một cây kiếm và nhọn hơn cá mái.
- Kích thước: Cá kiếm cái có phần cơ thể phát triển mạnh mẽ lên đến 16cm. Còn cá kiếm đực có thân nhỏ, mỏng, chiều dài cơ thể tối đa là 14cm.
Chọn giống cá:
Bạn lưu ý chọn những mẫu cá di chuyển nhẹ nhàng, nhanh nhẹn, không có dấu hiệu khó thở.
Chọn cá có bề mặt da sạch, không có vết nấm, dấu vết khác thường.
Đuôi cá lành lặn, không bị thương.
Cá được nuôi trong môi trường nước sạch, an toàn.
Chọn bể nuôi cá Hồng Kim
Cá kiếm thích hợp nuôi trong bể trồng nhiều cây thủy sinh và có không gian rộng vì cá hoạt động tích cực. Bạn lưu ý một số điểm về bể nuôi cá Hồng Kim hay cá đuôi kiếm như:
Kích thước lý tưởng: Thể tích bể nuôi (L): 100 (L); chiều dài: 80cm.
Cần chú ý bể nuôi nên thông thoáng giàu oxy, độ kiềm phù hợp kết hợp bộ lọc mạnh để duy trì nồng độ oxy cao.
Cá đuôi kiếm là loài cá thích hoạt động có khả năng nhảy xa nên bể phải được che chắn bằng nắp thích hợp để ngăn cá nhảy ra ngoài. Bể cá cũng cần thay nước thường xuyên. Bể cần trồng nhiều cây thủy sinh.
Nhiệt độ trong bể nuôi nên giữ điều hòa ở mức 18-28 độ C.
Bạn cần thả rong hoặc một hai cọng bèo cái, hoặc là cỏ thủy sinh sinh sản nhanh, hồ cá càng lớn thì thả càng nhiều để che nắng, che mưa và cũng tạo ra thức ăn cho cá.
Thức ăn cho cá
Cá Hồng Kim rất dễ nuôi, dễ ăn. Nhưng bạn cũng cần chú ý cung cấp cho cá chế độ ăn chất lượng tốt và cân bằng. Nên chia nhỏ các bữa ăn, mỗi lần ăn chỉ một lượng nhỏ.
Thức ăn ngoài tự nhiên của nó bao gồm các nguồn thực vật, sâu, động vật giáp xác, giun, côn trùng cùng với thực vật phù du và một số tảo vĩ mô.
Sự lựa chọn khác, bạn thả vài cọng rong hoặc cọng bèo. Các loài cỏ thủy sinh này không những là nguồn tạo ra lăng quăng, trùng chỉ – thức ăn chính của cá mà còn giúp cá sinh sản rất nhanh.
Ngoài ra, bạn có thể dùng ruột bánh mì phơi nắng. Sau đó, bóp nhuyễn rồi thả vào nước cho cá ăn. Nên thả lượng vừa đủ với số cá để tránh làm ô nhiễm môi trường nước.
Kỹ thuật nuôi cá Hồng Kim
Cá đuôi kiếm rất khỏe, dễ nuôi, ít bệnh, cá ưa môi trường nước hơi cứng và kiềm, ở môi trường nước mềm và axít cá dễ bị bệnh thối đuôi và nấm.. Cá thích hợp nuôi ở nhiệt độ nước (C): 18 – 28, pH: 7,0 – 8,3.
Cá thường đẻ vào ban đêm, mỗi đợt sinh khoảng 12-13 con. Cá con được sinh ra có màu vàng, khỏe mạnh và bơi lội khắp hồ. Trong 3 ngày đầu sau sinh, thức ăn cho cá con là trứng nước hoặc bánh mì phơi khô đều tốt.
Nước: Hồ nuôi bằng nước mưa thì rất tốt cho cá (nước mưa đã được để lâu). Trường hợp nuôi cá bằng nước máy thì ngâm độ 2 ngày để nước giảm lượng Clo.
Bể cá cũng cần thay nước thường xuyên là 25% lượng nước trong bể từ 2 -4 tuần.
Điều lưu ý, bạn cần thường xuyên theo dõi tình trạng cá. Nếu có dấu hiệu bất thường, cần tham khảo cách chữa trị kịp thời. Chúc bạn có chăm sóc cá Hồng Kim (Đuôi Kiếm) thành công!