Cá Dĩa hay còn được mệnh danh là “vua thủy tề” là giống cá cảnh vô cùng được ưa chuộng. Tuy màu sắc đẹp, giá thành rẻ nhưng kỹ thuật chăm sóc loài cá này khá phức tạp. Nuoicacanh.net sẽ chia sẻ tới bạn cách nuôi cá Dĩa đúng chuẩn từ chuyên gia nhé.
1. Giới thiệu chung về cá Dĩa
1.1. Nguồn gốc, phân loại và đặc điểm chung
Cá Dĩa vốn là giống cá nước ngọt có xuất xứ từ Nam Mỹ, từ nhánh sông nhỏ thuộc sông Amazon. Sở dĩ có tên gọi như vậy là bởi thân hình chúng tròn, dẹp giống như một chiếc đĩa nhiều hoa văn.
Người ta cho rằng các dĩa có 4 dòng chính:
– Cá Dĩa đỏ: Có các vây lưng, hậu môn màu đỏ nâu. Chiều dài cá trưởng thành từ 15 đến 20cm.
– Cá Dĩa xanh lá cây: Toàn thân chúng có màu xanh lục, các sọc có màu đậm hơn. Những chú cá xanh lá này vô cùng quý hiếm.
– Cá Dĩa xanh da trời: Những chú cá này có thân màu nâu đỏ, trên đó có các sọc màu xanh da trời sáng.
– Cá Dĩa xám: Thân có màu xám với vây màu xanh da trời. Chúng còn có các vằn dọc theo vây lưng, trán, vây hậu môn.
Cá Dĩa có hình dáng tròn, dẹp ngang với rất nhiều hoa văn trên cơ thể. Những chú cá này thường sống theo bầy đàn, bản tính ôn hòa, hiền lành.
1.2. Ý nghĩa phong thủy của cá Dĩa
Những chú cá Dĩa được cho là mang lại tài lộc và may mắn cho chủ nhân. Cụ thể, cá dĩa sẽ giúp gia chủ may mắn trong kinh doanh, làm ăn. Khi nuôi cá dĩa phong thủy, người ta thường chọn theo màu sắc hợp mệnh hay số lượng cá.
Ngoài ra, do tập tính sống theo bầy đàn, nhiều người cho rằng cá Dĩa cũng mang lại ý nghĩa là gia đình sum vầy hạnh phúc.
Xem thêm: Cách nuôi cá rồng sinh trưởng tốt, lớn lên màu cực đẹp
2. Cách nuôi cá Dĩa tại nhà khỏe mạnh, mau lớn
2.1. Cách chọn các giống
– Mua cá bố mẹ: Chọn màu sắc theo ý muốn. Nên chọn cá có thân hình tròn, đầy đặn nhưng không quá mập. Những chú cá vây nguyên vẹn, phản xạ nhanh, khỏe mạnh là ưu tiên hàng đầu.
– Mua cá con: Hầu hết chưa có màu, nên cần biết nguồn gốc (cá bố mẹ): Đàn cá đều, phản xạ nhanh nhẹn, ăn khỏe.
2.2. Bể nuôi cá Dĩa
Với những bể nuôi mới mua về, không nên thả cá vào ngay. Bạn hãy xử lý bể bơi trong khoảng 1 tuần. Bể mới mua về cho ngâm với nước sạch từ 2 đến 4 ngày. Sau đó, bạn hãy đem phơi cho bể thật khô. Hãy trang bị thêm kính đậy để tránh các con vật khác rơi vào bể.
Kích thước bể bơi càng lớn thì càng dễ duy trì chất lượng, cá sẽ phát triển nhanh hơn.
Cá Dĩa vốn ưa ánh sáng vừa phải, nên bạn hãy bố trí đèn chuyên dụng cho cá. Ánh sáng quá nhiều sẽ khiến nước mau đục, tảo dễ phát triển, gây hại đến cá.
2.3. Nước nuôi cá Dĩa
Nước là một trong những điều kiện quan trọng nhất để cá phát triển khỏe mạnh. Để nuôi cá Dĩa, bạn cần đảm bảo nước không chứa ammonia hay nitrite, kim loại nặng. Nên lắp đặt các thiết bị chuyên dụng để lọc nước.
Hãy đảm bảo nước nuôi cá đạt chỉ tiêu độ trong từ 1,5 đến 4,5m. Bể 300 lít nước là tối thiểu cho sự phát triển của những chú cá này.
Độ pH trong nước cần được chú ý:
– Cá mới nở: độ pH dao động từ 6,5 – 6,7.
– Cá trưởng thành: độ pH trong nước dao động từ khoảng 6 – 6,8.
– Đối với cá cái để ươm giống độ pH trong nước nuôi dao động khoảng 5,5 – 6,5.
Bạn cũng nên thay nước bể cá thường xuyên. Đặc biệt, với cá dưới 3 tháng tuổi, nên thay nước mỗi ngày. Khi thay nước, hãy giữ lại 1/4 mức nước trong bể.
2.4. Nhiệt độ bể nuôi cá Dĩa
Nhiệt độ nước nuôi cá cũng rất cần lưu tâm khi bạn chọn nuôi cá Dĩa. Đối với cá dĩa mới sinh, nhiệt độ nước thích hợp là từ 27 đến 30 độ. Nhiệt độ nước từ 25 đến 27 độ sẽ phù hợp với cá dĩa trưởng thành.
2.5. Cách chọn thức ăn cho cá Dĩa
Khác với nhiều người lầm tưởng cá Dĩa là loài cá ăn thịt thuần túy, chúng cũng ăn rất nhiều thực vật. Do đó, bổ sung rau và thức ăn cho chúng sẽ mang lại tác dụng tốt.
– Đối với cá 1 tháng tuổi, bạn nên cho chúng ăn thức ăn xay nhuyễn hoặc giáp xác nhỏ.
– Cá từ 1 đến 3 tháng tuổi có thể cho ăn thêm côn trùng như trùn, bọ gậy…
– Khi cá trên 3 tháng tuổi, cho ăn thêm nhiều loại thức ăn khác như thịt động vật tươi, cá con…
Bạn nên cho cá ăn trong máng để giúp kiểm soát, theo dõi số lượng thức ăn mà chúng tiêu thụ để điều chỉnh kịp thời.
Bạn hãy chia nhỏ các bữa ăn, cho cá ăn từ 2 đến 4 bữa 1 ngày. Không nên cho cá ăn quá nhiều vào chiều và tối.
Ngoài ra, chúng ta không nên cho cá ăn quá nhiều thức ăn. Vì khi ăn không hết, thức ăn thừa sẽ rơi xuống đáy bể, làm ô nhiễm nước, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát sinh.
2.6. Sục khí
Việc sục khí khi nuôi cá giúp bể nuôi cá thoáng khí hơn, cá có đủ lượng oxi để phát triển tốt hơn.
Lưu ý rằng việc trao đổi khí diễn ra chủ yếu ở bề mặt bể nên chúng ta cần bố trí cục sủi ở một độ sâu vừa phải sao cho xáo động trên mặt nước là mạnh nhất.
2.7. Thả cá vào bể nuôi
Chuẩn bị nước thả có các yếu tố môi trường nước gần giống với nước nơi cá đang sống (pH, nhiệt độ, độ cứng…). Bạn cần làm việc này trước tiên khi muốn nuôi cá Dĩa.
Thả bao cá giống vào bể (20 – 30 phút) để cân bằng nhiệt độ
Tắm cá trước khi thả trong dung dịch formal (37%) với nồng độ 100ppm (100ml/1000 lít nước) trong vòng 5 – 10 phút.
Thả cá từ từ vào hồ, cách ly cá mới mua về trong 2 tuần để theo dõi.
Trên đây là những chia sẻ của Nuoicacanh.net về cách nuôi cá Dĩa cực kỳ chi tiết cho những ai chưa có kinh nghiệm. Hy vọng bạn sẽ có 1 bể cá Dĩa thật khỏe mạnh và xinh đẹp. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết.