Môi trường nước có vai trò đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe của cá Rồng. Nuoicacanh.net sẽ gợi ý giúp bạn những tiêu chuẩn cho môi trường nước lý tưởng giúp cá Rồng khỏe mạnh, lên màu đẹp.
Trong thế giới sinh vật cảnh như chim cảnh, gà chọi hoặc hoa phong lan nước là một nguyên tố tự nhiên vô cùng quan trọng. Loài cá cũng vậy, hầu hết tất cả các loài cá muốn tồn tại được cần phải có nước.
Đặc biệt đối với loài cá Rồng, môi trường nước đảm bảo các điều kiện thích hợp, đảm bảo, những chú cá Rồng luôn khỏe mạnh, đủ chất dinh dưỡng lên màu sắc đẹp mắt nhất.
Nếu bạn cũng đang có ý định nuôi cá Rồng, nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm. Hãy theo dõi phần bài viết dưới đây để có thêm thông tin thiết kế môi trường nước giúp cá Rồng phát triển một cách tốt nhất nhé.
1. Độ PH
Độ PH cũng như các yếu tố khác, chúng luôn có sự biến đổi. Và sự thay đổi này thường sẽ không có lợi đối với sức khỏe của cá Rồng. Bởi vậy, bạn cần kiểm tra độ PH trong nước khoảng 1 tuần/ 1 lần hoặc tốt nhất là 2 lần/ tuần.
- Cũng giống các loài cá khác, các Rồng có ngưỡng quy định về độ PH. Độ PH trong khoảng 5 hoặc thấp hơn sẽ sản sinh ra rất nhiều bệnh truyền nhiễm cho cá. Nhưng độ PH từ 9 trở lên cũng gây bất lợi cho sự sống của cá.
- Cá Rồng thích hợp loại nước hơi mềm, giao động trong khoảng 6,5 – 7,5, giúp cá Rồng phát triển màu nhanh và rực rỡ hơn.
- Độ PH lý tưởng để duy trì sự phát triển của các loại vi sinh vật hữu ích: Trong khoảng 7,5 – 8,5.
2. Nhiệt độ
Nhiệt độ nước cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng lớn đến hệ thống miễn dịch, khả năng chuyển hóa cơ thể và khả năng lên màu của cá.
Khi nhiệt độ quá cao, các chất xúc tác sẽ bị đẩy vào tình trạng bị biến tính và không thể hoạt động hữu hiệu được. Quan trọng hơn hết là cơ quan có chức năng điều tiết nồng độ của các khoáng chất và các điện phân trong cơ thể là thận sẽ có vấn đề.
- Theo các nghiên cứu cho các loài cá Rồng, kháng thể của cơ thể cá sẽ phát triển mạnh nhất ở nhiệt độ 28.3 độ C. Khi nhiệt độ của môi trường nước cá Rồng sinh sống tăng lên hoặc giảm đi so với mức nhiệt độ này, số lượng kháng thể trong cơ thể cá sẽ giảm dần.
- Đó là nguyên nhân chính tại sao khi nhiệt độ trong bể cá Rồng giảm sút, mầm mống bệnh theo đó mà gia tăng.
- Cá Rồng sống trong môi trường có nhiệt độ cao (khoảng 30 độ C) trong một thời gian dài, nắp mang của cá Rồng sẽ có triệu chứng bị lão hóa nhanh hơn. Nắp mang sẽ trở nên nhăn nheo và xần xì, không được láng và bắt mắt so với những loài sống trong nhiệt độ thích hợp.
- Tuy nhiên, tăng nhiệt độ thường được dùng như một trong những phương pháp trị liệu đầu tiên khi cá bị chớm bệnh hoặc nước trong bể có triệu chứng bị nhiễm trùng /nấm/ký sinh. Tuy nhiên, nếu cá bệnh nặng bạn cần sử dụng thuốc hơn là để cá Rồng phải chịu nhiệt độ cao trong thời gian dài.
3. Thay nước
Việc thay nước luôn có ý nghĩa quan trọng để tạo nên môi trường nước trong sạch cho cá cảnh. Đối với cá Rồng, bạn nên tiến hành thay nước thường xuyên, nhưng mỗi lần chỉ thay một lượng nước vừa phải. Nếu thay toàn bộ lượng nước, các yếu tố trong bể sẽ bị thay đổi đột ngột, dễ khiến cá bị yếu.
Môi trường nước không sạch sẽ tạo điều kiện cho các ký sinh trùng bám, cá Rồng dễ bị nhiễm trùng. Thường xuyên đưa nước mới vào hồ, sẽ tốt hơn bất kỳ loại máy lọc nước nào có trên thị trường.
- Thay mỗi tuần khoảng 20% lượng nước trong bể, cá sẽ cảm thấy thoải mái và phát triển tốt.
- Bạn có thể dùng bảng theo dõi lượng nitrate được phép trong mỗi lít nước để dễ dàng trong việc thay nước.
- Mỗi lần thay nước, bạn nên cho một lượng muối nhỏ giúp cá hình thành hệ thống miễn nhiễm, ngăn ngừa bệnh tật, giảm lượng nitrate, tránh gây ngộ độc cho cá.
Trên đây là một số gợi ý về chất lượng nước giúp cá Rồng phát triển khỏe mạnh, lên màu đẹp nhất. Chúc bạn thành công!