Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá Thủy Tinh đẹp khỏe mạnh

Cá Thủy tinh với thân hình trong suốt, cũng có thể nói là mỏng manh, yếu đuối. Trong quá trình chăm sóc cá, bạn cần chú ý những điều sau đây để giúp cá tránh được những điều nguy hiểm.

Cá Thủy tinh (tên khoa học là Kryptopterus vitreolus) hay còn gọi cá cá Kính, cá Trê Kính. Loại cá cảnh này lần đầu được tìm thấy ở một số nước Đông Nam Á, sống tại các con sông nước đục, chảy chậm hoặc nước lặng. Gần đây, người ta thường thấy cá Thủy tinh trong buôn bán cá cảnh nước ngọt.

Cá có cơ thể óng ánh, trong suốt, có thể nhìn thấy hết được các bộ phận bên trong cơ thể, phần lớn cơ quan nội tạng nằm ở phần đầu. Cá có kích thước nhỏ bé, sống ở tầng nước giữa nên khá nguy hiểm. Chúng có thể trở thành thức ăn cho các loại cá dữ, cá có kích thước lớn hơn.

Những điều thú vị về cá Thủy tinh

Trong quá trình chăm sóc cá Thủy tinh bạn cần lưu ý về cách chọn giống cá, kích thước bể nuôi, chế độ dinh dưỡng để cá được phát triển khỏe mạnh và an toàn.

Chọn giống

Cá Thủy tinh thường sẽ sinh sản trên cây thủy sinh. Nhưng hiện tại, cá chưa sinh sản thành công tại Việt Nam.

Một số yêu cầu chung khi chọn giống cá cảnh đó là chọn cá di chuyển nhanh nhẹn, kiếm ăn tốt. Bên cạnh đó, bạn cần quan sát kỹ trên thân cá không có vết nấm bệnh, tổn thương ngoài da.

Khi mua cá về, bạn nuôi cá cách ly trong môi trường nước riêng trong một tuần. Sau thời gian đó, nếu cá phát triển bình thường bạn mới thả cá vào bể nuôi chung.

Chọn bể cá cảnh

Bạn có thể thiết kế bể nuôi chứa nhiều cây thủy sinh với ánh sáng vừa hoặc yếu, giúp cá có nơi để đẻ trứng và chỗ trú ẩn an toàn. Cá có tập tính sống theo đàn, bạn nên thả cá với số lượng từ 10 con trở lên.

Thiết kế bể nuôi dành cho cá Thủy tinh với:

  • Thể tích bể nuôi (L): 200 (L).
  • Chiều dài bể: 100cm.

Vì cá nhỏ nên yêu cầu thiết bị lọc khí, lọc nước công suất cao là không cần thiết. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo môi trường nước phải sạch sẽ, tránh làm xuất hiện mầm mống gây bệnh cho cá.

Thức ăn

Cá Thủy tinh có đặc tính kiếm ăn vào ban ngày. Thức ăn chính của cá Thủy tinh là những động vật nhỏ không có xương sống dưới nước như bọ nước, ấu trùng…

Ngoài ra, bạn có thể kết hợp các loại thức ăn như giáp xác, côn trùng, trùng chỉ và thức ăn viên của cá thông thường. Giúp cá có đủ chất dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh.

Cá có kích thước nhỏ, bạn cho cá ăn lượng thức ăn vừa phải, nên ăn nhiều nhất 2 bữa/ ngày. Cá sẽ tiêu thụ kịp thời phần thức ăn, tránh để lại nhiều chất cặn bã trong bể gây ô nhiễm môi trường nước.

Cách chăm sóc

Cá Thủy tinh dễ dàng trở thành mồi ngon của những loại cá khác. Nhưng chúng cũng có cách tự vệ rất độc đáo. Cá Thủy tinh thường tập hợp thành đàn, màu trong suốt của thân cá hòa lẫn khiến kẻ thù khó nhận dạng được từng cá thể riêng lẻ. Từ đó, cơ.hội tấn công được cá Thủy tinh cũng sẽ giảm đi.

Một số yêu cầu về chỉ số nước, đảm bảo yêu cầu về môi trường sống cho cá Thủy tinh như:

  • Nhiệt độ nước lý tưởng: từ 24 – 28 độ C.
  • Độ cứng nước (dH): 5 – 15.
  • Độ PH: 6,0 – 7,5.

Do cá Thủy tinh có kích thước nhỏ, không yêu cầu phải chăm sóc quá tỉ mỉ về môi trường nước. Nhưng cá lại nhạy cảm với điều kiện chất lượng nước, vấn đề vệ sinh môi trường nước cần duy trì ở mức ổn định, định kỳ thay từng phần nước bể nuôi.

Nếu bạn muốn nuôi ghép, bạn nên chọn các loại cá cảnh có cùng kích thước với cá Thủy tinh, có tính tình hiền lành, thân thiện để tránh cá cắn nhau, gây thương tích. Bên cạnh đó, nếu cá phải sống đơn độc, cá thường có xu hướng căng thẳng, bỏ ăn, bị bệnh và chết.

Hiện nay, về giá của cá Thủy tinh:

  • Giá trung bình: 10.000 đồng/con.
  • Giá min – max: 5.000 – 15.000 đồng/con.

Cá Thủy tinh không phải loài cá cảnh dễ nuôi đối với người mới chơi. Nhưng chắc chắn, sự thú vị về ngoại hình của loại cá này khiến bạn không phải hối hận khi chọn nuôi chúng. Chúc bạn thành công!

Check Also

Cách nuôi cá rồng sinh trưởng tốt, lớn lên màu cực đẹp

Cá rồng đang là loài cá đang rất được yêu thích tại Việt Nam. Theo …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *