Người ta quan niệm cá rồng thiêng liêng, đem lại may mắn cho gia chủ. Bạn cần chú ý một số kinh nghiệm dưới đây để chăm sóc được những chú cá khỏe mạnh nhất.
Hầu như ở tất cả vùng nhiệt đới trên thế giới đều có cá rồng.Trong giới chuyên môn, người ta phân loại cá rồng dựa vào màu sắc, hình dáng tự nhiên: cá Ngân long (cá rồng châu Mỹ); cá Hắc long (cá rồng châu Phi). Trong đó, cá rồng châu Á được ưa chuộng hơn cả.
Trong giới cá cảnh và các nghệ nhân chơi cá cảnh ở Reviewtop thì cá rồng châu Á được xếp hàng đầu với vẻ đẹp, nét độc đáo và vấn đề tâm linh. Các nghệ nhân chơi cá cũng dựa vào màu sắc và hình dáng để chia ra làm 4 loại chính: Kim long quá bối; Huyết long; Kim long hồng vĩ ;Thanh long.
Một điều thú vị, dọc hai bên thân của cá rồng có khả năng tự phát sáng để thu hút bạn tình trong mùa giao phối. Đồng thời, điều này khiến cho con mồi nằm phía dưới mất phương hướng.
Hiện nay, cá rồng được nhiều gia đình lựa chọn. Bởi chúng không chỉ sở hữu vẻ đẹp lạ mà còn đem đến tài lộc cho gia chủ, trấn trạch trong nhà, xua đuổi mọi điều không may mắn.
Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm chăm sóc chung cho giống cá rồng được khỏe mạnh và đẹp nhất cho người có ý định lựa chọn nuôi làm cảnh. Hãy tìm hiểu xem kỹ thuật đó ra sao nhé!
Chọn giống cá Rồng
Để chọn được giống cá rồng khỏe mạnh và đẹp nhất bạn cần lưu ý một số đặc điểm sau:
Vảy cá
Đối với cá chưa trưởng thành, vảy cá thường xuất hiện những màu mờ nhạt từ xám, nâu đến đen. Và vảy ở phần bụng cá thường có màu trắng
Nắp mang
Là đặc điểm nhận diện khả năng lên màu của cá. Màu sắc của nắp mang thường xuất hiện ở vùng chữ A và đường nối giữa vùng này với mắt. Sau đó, dần dần màu được lan rộng ra khắp vùng này.
Màu sắc
Tùy vào sở thích của mỗi người. Nhưng bạn nên chọn chú cá rồng có màu sắc càng đậm càng tốt vì điều này phù hợp với một số loại cá rồng châu Á.
Ngoài ra, bạn có thể yêu cầu cho cá ăn trước khi mua để theo dõi chuyển động của cá, quan sát kỹ vùng vây, đuôi mõm cá để tránh cá bệnh hoặc bị thương.
Chọn bể nuôi cá Rồng
Khi nuôi cá cảnh, bể nuôi chính là môi trường tốt nhất để cá rồng sinh trưởng và phát triển tốt.
Kích thước bể
Cá rồng là loại cá thích bơi nổi trên mặt nước nên yếu tố chiều dài và rộng sẽ quan trọng hơn là yếu tố chiều cao của bể. Kích thước lý tưởng:
- Cá nhỏ khoảng 15cm: kích thước bể nuôi 120*45*45 cm.
- Cá lớn hơn 30cm: kích thước bể nuôi 180*60*45 cm.
Thiết kế nắp đậy
Là điều vô cùng quan trọng khi nuôi, bởi cá rồng nổi tiếng là loài nhảy cao vô địch ở tự nhiên. Đối với cá có kích thước lớn, bạn cần đặt những vật nặng lên trên nắp hồ. Nếu cá nhảy khỏi hồ mà người nuôi không để ý, cá sẽ bị đột tử.
Địa điểm đặt bể
Nên chọn nơi vắng vẻ, ít người qua lại để tránh stress cho cá. Bởi ap lực xung quanh là yếu tố ảnh hưởng đến màu sắc chủ đạo của cá.
Thức ăn cho cá Rồng
Chế độ ăn cũng là điều quan trọng khi chăm sóc bất kể loài cá nào. Cá rồng cũng vậy, chế độ dinh dưỡng tốt, cá mới thực sự khỏe mạnh.
Màu sắc của cá sẽ đẹp hơn rất nhiều nếu chúng ta chăm sóc tốt. Mặc dù, gene từ bố mẹ ảnh hưởng 80% đến màu sắc của cá:
- Luôn cần sự đa dạng trong thực đơn, có sự đan xen giữa các loại thức ăn như tôm nhỏ, tép tươi, dế, gián, trùn sữa, nhái con… cùng loại thức ăn khô dạng hạt.
- Nếu muốn kích thích màu đỏ của cá rồng, cho cá ăn tôm nguyên vỏ làm bữa ăn chính. Tôm sống bạn nên chia thành từng túi nhỏ để giữ được sự tươi sống của thức ăn.
- Thức ăn cho cá cần đảm bảo không có thuốc diệt côn trùng hay nhiễm giun sán.
- Kích thước cá dưới 25 cm, cho cá ăn 2-3 lần/ngày. Cá lớn hơn cho ăn 1 lần/ngày. Không cho cá ăn quá no.
Lưu ý, không để thức ăn thừa đọng trong hồ quá lâu.Tốt nhất nên dùng vợt thức ăn thừa cùng cặn bẩn càng sớm càng tốt. Thường khi cho cá sau sau 5 phút thì bạn tiến hành vệ sinh.
Thả cá Rồng đúng cách
Đây là điều rất quan trọng khi bạn mới mua cá về. Nếu không thả cá đúng cách dễ khiến cá bị thương.
Bạn lắng nước tối thiểu 48 giờ trước khi thả cá vào bể.
- Bỏ muối hạt 1% so với dung dịch nước và tăng máy oxy chạy tối đa (bạn có thể mua nước đen tại nơi mua cá và hòa vào khoảng 20cc).
- Chỉ số chất lượng hồ nước: Ammonia=0; Nitrites > 10; độ PH 6,5 – 7,5.
- Để làm cá quen với nhiệt độ trong bể, bạn thả bịch cá (chưa tháo) vào bể khoảng 15-20 phút.
- Sau 20 phút đó, cứ 5 phút bạn lại mở nắp túi múc 1 cốc nước trong bể đổ vào.
- 5 phút sau, nhúng cả bịch cá xuống bể và từ từ thả cá ra.
- Không cho cá ăn trong ngày đầu.
Cách nuôi cá Rồng đơn giản
Vì cá rồng là loài độc tôn lãnh địa và hiếu thắng. Nên bạn lưu ý không nuôi 2-3 con chung 1 bể. Hoặc, bạn tách nuôi riêng 1 con 1 bể, không thì bạn thả 6-10 con chung vào một hồ lớn. Có thể, khi sống chung trong môi trường tập thể, tính hiếu thắng của cá rồng được thuần hậu hơn.
Nhiệt độ nuôi cá
Nhiệt độ cao khoảng 34 độ C thích hợp khi chữa bệnh cho cá. Nếu để nhiệt độ cao quá lâu, những tế bào xung quanh đầu sẽ bị nhăn nhiều hơn. Trái lại, nhiệt độ thấp tạo điều kiện cho nhiều mầm mống bệnh phát triển. Vậy nên, nhiệt độ thích hợp nhất cho cá phát triển trong khoảng 28-30 độ C.
Độ PH: Thích hợp từ 6,5 – 7,5 vì cá rồng thích nước nhạt và hơi đục. Thay đổi độ PH đột ngột cũng là lý do khiến cho cá bị chết. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị thêm dụng cụ đo độ PH để chắc chắn.
Ánh sáng bể cá
- Là yếu tố ảnh hưởng đặc biệt đến quá trình lên màu của cá.
- Nên đặt bể cá tại vị trí nhận được ánh sáng tự nhiên từ mặt trời vào buổi sáng hoặc chiều.
- Còn buổi tối, không nên tắt điện quá nhanh. Tốt nhất nên bật đèn phòng trước vài phút trước khi tắt đèn hồ. Nếu ánh sáng bị tắt đột ngột, khiến cá hoảng sợ, va đập và thành bể dẫn đến cá bị thương.
Thay nước bể cá Rồng
Bạn thay nước 1-2 lần/tuần, lượng nước thay có thể từ 30 – 50%. Nếu bạn thay bằng nước máy, thỉnh thoảng nên pha thêm nước đen (Black Water Extract) để làm dịu độ PH, tạo nên môi trường thân thuộc nhất cho cá.
Hi vọng bài viết này đã đem đến cho bạn được nhiều kinh nghiệm. Bạn sẵn sàng sở hữu những chú cá rồng xinh đẹp và khỏe mạnh, mang nhiều điều may mắn đến với gia đình mình.