Cá cánh buồm ngũ sắc có ngoại hình nhỏ nhắn, dễ thương cùng bản tính hiền lành nên trở thành loài cá cảnh phổ biến trên thị trường. Bạn cùng nuoicacanh.net khám phá cách chăm sóc cá cánh buồm ngũ sắc có điều gì khó khăn nhé.
Cá cánh buồm ngũ sắc (tên khoa học là Gymnocorymbus ternetz) được phân bố chủ yếu vùng Nam Mỹ từ Paraguay đến Argentina. Trong giới cá cảnh, loài cá này được yêu thích và được gọi bằng nhiều tên rất thú vị như bánh lái, cá hắc quần, cá váy.
Loại cá này rất được ưa chuộng và trở thành loại cá cảnh phổ biến trên thị trường. Bởi cá dễ nuôi, có bản tính hiền lành và tuổi thọ cao. Đặc biệt, cá cánh buồm phát triển và sinh sản tốt khi được sống trong hồ thủy sinh.
Thông thường giá cá cánh buồm màu hồng sẽ có giá cao (10.000 đồng/con) hơn cá cánh buồm màu đen (3.000 đồng/con).
Để tìm hiểu kỹ hơn về môi trường sống cũng như chế độ ăn của cá cánh buồm ngũ sắc, bạn theo dõi phần dưới đây nhé.
Đặc điểm cá cánh buồm ngũ sắc
Những người chơi cá cảnh bị thu hút bởi thân hình nhỏ nhắn và xinh xắn của cá cánh buồm. Cá những có những đặc điểm ngoại hình rất thú vị. Đặc điểm chung, cá cánh buồm có thân hình oval, có 3 vệt đen trên thân mình, trong đó 1 vệt chạy dọc xuống mắt, 2 vệt còn lại ở phần mang và vây lưng. Và những đặc điểm này chỉ xuất hiện trong giai đoạn cá đã trưởng thành (chiều dài 3,5 – 5cm). Cụ thể:
- Cá cánh buồm đực: Thân cá thon thả, có vây dài. Màu đen trên thân mình cá hiện rõ, ở vây lưng cá có những hạt đen lấm chấm. Đặc biệt, vây hậu môn cá đực có bản rộng hơn cá cái.
- Cá cánh buồm cái: Thân hình cá tròn trịa, đầy đặn; vây cá ngắn hơn và màu sắc của cá cũng nhạt hơn.
Chọn bể nuôi cá cánh buồm ngũ sắc
Một số yêu cầu đơn giản về bể nuôi cá cánh buồm ngũ sắc:
- Thể tích bể nuôi lý tưởng: 90 L.
- Chiều dài bể: 60 – 80cm.
- Trong bể, bạn thiết kế cây thủy sinh mọc thấp (giúp làm giá thể cho cá đẻ trứng). Bạn có thể bỏ thêm rong vào bể.
Cá cánh buồm ngũ sắc thích hợp với cường độ ánh sáng trung bình. Bên cạnh đó, bạn không cần quá thường xuyên lọc nước hay sục khí. Bởi cá có kích thước nhỏ và sự bài biết không nhiều, nên duy trì môi trường nước ổn định cho cá.
Thức ăn cho cá
Cá cánh buồm sống ở tầng nước giữa và loài ăn tạp. Bạn có thể thoải mái kết hợp các loại thức ăn giúp cá phát triển và sinh sản tốt.
Thức ăn bao gồm trùng chỉ, giáp xác, côn trùng và thức ăn viên.
Lưu ý, cá có kích thước nhỏ nên không thể hấp thụ được lượng lớn thức ăn. Bạn cần cho cá ăn lượng vừa đủ, 1-2 bữa/ ngày. Hơn nữa, lượng thức ăn thừa tích tụ lâu ngày sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, phát sinh bệnh tật cho cá.
Cách nuôi cá cánh buồm ngũ sắc
Như đã nói ở phần đầu, cá cánh buồm ngũ sắc thuộc dòng dễ nuôi nên thích hợp với những người mới chơi cá cảnh.
Cá bơi theo đàn, bạn chọn thả từ 6 con trở lên để màu sắc cá đa dạng và đẹp hơn. Cá thích hợp để nuôi chung với các loài cá nhanh nhẹn và vây ngắn, vì cá có tập tính rỉa vây cá khác. Cụ thể, bạn có thể chọn nuôi chung cùng một số loài như cá ông tiên, cá neon hay cá đĩa.
Một số chỉ số chất lượng nước yêu cầu khi chăm sóc cá cánh buồm ngũ sắc bạn cần biết:
- Nhiệt độ nước thích hợp: 21 – 27 độ C.
- Độ cứng nước (dH): 5 –19.
- Độ PH tương thích: 6,0 – 8,0.
Cá dễ sinh sản, trứng phân tán nên bạn cần trải nhiều giá thể là cây thủy sinh tầng thấp hoặc rong để trứng bám vào. Thông thường, trứng cá sẽ nở sau 2-3 ngày.
Chăm sóc cá bệnh: Cá cánh buồm ngũ sắc thường mắc bệnh nấm trắng, bởi vậy bạn cần chú ý đến vệ sinh nguồn nước. Nếu phát hiện cá bị bệnh cần cách ly ra khỏi bể, hòa tan xanh methylen để chữa bệnh cho cá.
Hiện nay, do nhu cầu của người chơi cá cảnh nên nghệ nhân có nghề đã lai tạo ra nhiều dòng cá cánh buồm với nhiều màu sắc trên thân mình. Nhờ đó, bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn, làm phong phú hơn cho bể cá cảnh nhà mình.
Cá cánh buồm ngũ sắc là loại cá dễ nuôi. Nhưng bạn vẫn cần chăm sóc về chế độ ăn, đặc biệt môi trường nước để cá được khỏe mạnh.
Chúc bạn thành công.