Vẻ đẹp của cá dĩa được người Hoa yêu thích và tôn chúng là “Nhất Đại Mỹ Ngư”. Và nhiều người yêu thích loài cá cảnh này nhưng chưa rõ về cách chăm sóc. Bạn hãy tham khảo những kinh nghiệm dưới đây nhé.
Cá dĩa (tên khoa học là Symphysodon) thuộc họ cá rô phi. Hiện nay, cá dĩa vẫn luôn được săn đón bởi chúng được coi là loài có vẻ đẹp nhất trong các loài cá nuôi làm cảnh.
Cá dĩa được tìm thấy tại những nhánh sông nhỏ thuộc sông Amazon (Nam Mỹ). Sau đó, các nghệ nhân chơi cá cảnh có lai tạo thành nhiều giống cá dĩa khác nhau: cá dĩa Bông Xanh, cá Dĩa Lam, cá dĩa Bồ Câu, cá dĩa Đỏ, cá dĩa Trắng, cá dĩa Amino…
Kích thước của cá dĩa trưởng thành lên tới 15 – 20 cm. Cá có thân hình trơn láng, dạng tròn như chiếc dĩa, miệng nhỏ, mang nhỏ. Hông cá những đường lượn sóng màu lam nhạt và óng ánh.
Cá dĩa không kén ăn nhưng lại rất khó nuôi. Bởi cá chỉ sống khỏe mạnh trong môi trường nước thật sạch. Hơn nữa, chúng sinh sản trong điều kiện nhân tạo rất khó thành công. Nếu cảm thấy xung quanh nguy hiểm, cá dĩa có thể ăn trứng của mình. Bởi vậy, nếu một lứa cá dĩa đẻ 200 đến 400 trứng, số cá bột trụ lại đến 1 tuần tuổi chỉ xấp xỉ 40 con.
Chọn giống
Bạn chọn nơi nuôi cá được chứa ở những hồ riêng biệt.
Nên mua theo đàn 5-6 con.
Bạn có thể chọn cá có màu sắc theo ý muốn, thân hình tròn, đầy đặn, khỏe mạnh, kỳ vây nguyên vẹn. Để chắc chắn về phản xạ của cá, bạn nên chọn mua cá của những nghệ nhân uy tín. Và luôn yêu cầu cho cá ăn trước khi mua để quan sát được sự chuyển động của chúng.
Phân biệt giới tính:
- Cá đực: có hình dáng do đầu hơi gù, vây bụng xệ và hoạt động hung hăng hơn cá cái.
- Cá cái: kích thước nhỏ hơn cá đực, có gai sinh dục nhô ra khoảng 3mm, chia làm 2 thùy nhọn và cong về phía sau.
Chọn bể
Bạn chuẩn bị bể có kích thước càng lớn càng tốt. Bể nuôi cá rộng, chứa được nhiều nước dẫn đến việc duy trì chất lượng nước cũng dễ hơn. Tạo môi trường tốt hơn cho cá phát triển.
Thể tích bể tối thiểu là 120 lít, một con cá sống trong 20 lít nước là phương pháp nuôi hợp lý nhất.
Cá dĩa thích hợp với nhiệt độ từ 28 đến 30 độ C.
Nên đặt bể tại vị trí có nhiệt độ tương đối ổn định
Thức ăn
Nghiên cứu mới đây cho thấy, cá dĩa có thể ăn rau, Vậy nên, bạn kết hợp các loại thức ăn: cung quăng, trùn chỉ, ròng ròng, thịt bò băm nhỏ, thức ăn khô tổng hợp… cùng các loại rau luộc xay: cải bó xôi, cải bông,củ cải, cà rốt… để đảm bảo chất dinh dưỡng cho cá.
Cá bột: Sau 60 giờ, cá bột ăn những chất nhờ tiết ra từ thân bố mẹ, thời gian này kéo dài 15 – 20 ngày. Thời gian sau, cá bột bắt đầu ăn được những sinh vật nhỏ trong nước.
Cá có thể nhịn đói 24-48 giờ. Đây là lý do bạn nên cho cá ăn lượng trung bình và chia làm 2 lần sáng – chiều.
Vẫn là điều lưu ý, vệ sinh bể cá sạch sẽ sau khi ăn.
Cách nuôi cá dĩa
Vì là loài cá khó nuôi, nên những yêu cầu để cá dĩa được khỏe mạnh cũng phức tạp hơn loại cá bình thường.
Yêu cầu về nước
Tùy vào nguồn gốc cá dĩa và sẽ có các chỉ số nước khác nhau.
- Tuy nhiên, điều cốt yếu là cần đảm bảo nguồn nước sạch về mặt hóa học và đủ lượng nước tối thiểu cho cá phát triển. Nước không chứa chlorin, chloramine hoặc kim loại nặng.
- Chlorin, chloramine là loại hóa chất dùng để khử trùng nước (nước nhà máy) nhưng lại có tác động cực kỳ xấu đến quá trình trong đổi ion trong điều hòa áp suất thẩm thấu của cá. Để khắc phục điều này, bạn cần sục khí liên tục trong vòng 48 giờ.
- Nitrate có công dụng cực lớn trong quá trình thay nước. Nhưng cá dĩa sẽ không chịu đựng được amoniac cùng với nitrate trong thời gian dài. Vậy nên bạn cần xác định dùng nitrate ở mức độ thấp nhất có thể.
- Thay nước bể cá 1 lần/tuần và chỉ nên thay 1/3 số nước.
Cá dĩa có điều kiện đặc biệt khi nuôi
Cá dĩa dễ bị stress vì sự quấy rối của các loài cá xung quanh.
Cá dĩa thích nghi thấp với sự thay đổi từ môi trường sống: nhiệt độ, độ PH.
Cá dĩa dễ bị kích động bởi tiếng động, ánh sáng mạnh. Điều này khiến cá dĩa cảm giác không an toàn, dẫn đến tự ăn chứng sau khi sinh.
Với những gợi ý trong bài viết sẽ giúp bạn tự tin hơn khi bổ sung loại cá dĩa tuyệt đẹp này vào bể cá nhà mình.