Một số bệnh cá Dĩa thường mắc phải và phương pháp chữa trị

Nếu là một người có đam mê với các loài cá cảnh, chắc hẳn có một vài lần bạn được nghe đến mệnh danh “ Nhất Đại Mỹ Ngư ” tức là chú cá đẹp nhất trong các loài cá nuôi để làm cảnh. Vâng đó chính là Cá Dĩa với tên tiếng anh là discus fish, thuộc họ Cá rô phi Cichlidae (Rô phi vốn là họ cá có rất nhiều loài đẹp). Chúng thật sự rất tuyệt cả về hình dáng và mầu sắc độc đáo nữa đấy.

Các bệnh thường gặp ở cá Dĩa và phương pháp chữa trị

Có thể bạn đã biết, loài cá Dĩa không chỉ có tiếng là xinh đẹp tuyệt trần đâu, chúng còn biết vì là loài khá khó nuôi và khó chăm sóc. Có hay chăng vì lẽ đó mà chúng lại càng trở nên xinh đẹp. Cá Dĩa xinh đẹp dù có được chăm sóc tỉ mỉ như thế nào thì vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh cao, sau đây nuoicacanh.net xin phép được tổng hợp một số loại bệnh cá Dĩa hay mắc phải và cách chữa trị cho cá yêu. 

1. Bệnh đục mắt

Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh

Trong mắt cá có màu đục trắng, quan sát kỹ mắt cá sẽ hơi sưng, nếu không phát hiện kịp thời và điều trị sẽ dẫn tới hậu quả mắt sẽ bị mù.

Cá bị bệnh do môi trường nước nhiễm khuẩn, do thức ăn dư thừa trong nước không được xử lý kịp thời, hoặc trong thức ăn đã có vi khuẩn gây bệnh. Không thay nước hoặc hệ thông lọc nước không đảm bảo.

Phương pháp chữa trị

Khi phát hiện ra bênh điều đầu tiên ta cần làm là mua thuốc Tetraciline 500mg pha 2 viên vào 1 cốc nước khuấy đều sau đó đổ vào hồ. Duy trì nhiệt đồ hồ cá ở 33- 35 độ C. Cung cấp thêm muối, tắt lọc tắt oxy tránh tạo bọt trên bề mặt. Cứ sau một ngày thay 1/2 bể nước, cho thêm muối và thả một viên Tetraciline 500mg. Ngày tiếp theo tiếp tục thay 1/2 bể nước và cho thêm muối, nếu thấy tình trạng cá đã khỏi thì không cho thêm thuốc, nếu không ta tiếp tục duy trì như  ngày đầu tiên và quan sát chúng.

Một số bệnh Cá Dĩa hay mắc phải nhất

2. Bệnh nấm trắng

Triệu chứng và nguyên nhân của bệnh

Bao bọc xung quanh thân cá cảnh là một màng trắng, cá thâm đen sạm lại, hay tụ lại một góc và ít hoạt động. Do nấm ký sinh trên thân

Phương pháp chữa trị

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thuốc chữa nấm ở cá, sau đây là 2 trong nhưng phương pháp chữa nấm sử dụng thuốc đơn giản nhất.

Trị nấm ở cá bằng muối đậm đặc

Trước hết ta cần tách cá nhiễm bệnh ra, cũng với đó là chuẩn bị một chậu hòa sẵn muối ăn, thật đậm đặc. Sau đó bắt đầu bôi dung dịch bên thân cá nhất là những vết có xuất hiên đốm trắng, ta sẽ bôi theo chiều từ đầu đến đuôi cá, tránh chấm dung dịch muối vào mắt cá nhé. Tiếp theo trong quá trình phát hiện cá bệnh ta nên thay hết nước trong bể bằng nước mới, tránh vi khuẩn gây bệnh lây lan đồng thời giữ nhiệt độ khoảng 33 độ C.

Cách phòng bệnh đốm trắng là ta nên dải muối hột vào bể thường xuyên và theo định kỳ vào trong bể. 

Cách trị bằng thuốc nâu

Ta dùng một viên cho 20 lít, ngâm 48 tiếng sau đó thay 1/3 nước ngày tiếp theo thay 1/2 nước rồi thay hết nước bể vào ngày thứ 3. Luôn luôn phải duy trì nhiệt độ  ở khoảng 30-33 độ C.

3. Bệnh ký sinh trùng

Triệu chứng và nguyên nhân của bệnh

Bệnh khiến cá Dĩa ngứa, thường bơi giật giật hoặc cọ xát vào thành bể hoặc các vật cứng trong hồ, dẫn đến tình trạng nằng là lở loét thân và trẩy da

Phương pháp chữa trị

Cách điều trị đơn giản hiệu quả và dễ dàng nhất là sử dụng muối hạt, dùng 400-500mg/lit nước và thay nước trong bể, tăng nhiệt độ từ 32-33 độ C và duy trì nhiệt độ đó cho đến khi cá Dĩa khỏi bệnh.

4. Bệnh nấm- Saprolegnia ferox

Triệu chứng và nguyên nhân của bệnh

Khi mắc bệnh, đầu tiên biểu hiện của cá là bơi lờ đờ, thêm đó là xuất hiện những chấm trắng nhỏ bông , có dịch nhờn, màng tơ, sau lan rộng khắp cơ thể và cả mang cá. Cá Dĩa mắc bệnh là do bị nhiễm lạnh, hoặc do cá có vết thương hở nếu thời tiết lạnh sức đề kháng kém sẽ rất dễ bị bệnh.

Phương pháp chữa trị

Hãy tách cá bệnh sang chỗ khác, tránh trường hợp lây lan. Sau đó sử dụng dung dịch muối hoặc dung dịch KMnO4 để điều trị bệnh. Hãy duy trì nhiệt độ từ 26-28 độ C.

5. Bệnh Shimmy

Triệu chứng và nguyên nhân của bệnh

Cá bơi lờ đờ, mình lắc bên này, lúc lại lắc qua bên kia một cách mệt mỏi. Di chuyển châm, đôi lúc đứng yên không bơi. Nguyên nhân có thể do cá ăn quá nhiều hoặc ăn không tiêu hoặc có thể do ký sinh trong đường ruột.

Phương pháp chữa trị

Nhớ phải luôn duy trì  bể ở nhiệt độ 26- 28 độ C, không cho cá ăn từ 1-2 ngày, cá có thể nhịn đói không chết, nhưng ăn quá nhiều sẽ gây tử vong. Nếu nghi ngờ do ký sinh trùng hay thêm muối hạt vào trong bể, tắm nước muối cho cá 1 lần 1 ngày và làm như vậy từ 3-5 ngày.

6. Bệnh trắng đuôi

Triệu chứng và nguyên nhân của bệnh

Cá bị bệnh đầu tiên sẽ có hiện tượng bơi lờ đờ, rất yếu, hay đứng im. Ở lưng và đuôi bị bay màu có thể mất hết màu sau đó rách và gãy khi bị nặng. Bệnh thường phát sinh khi nhiệt độ cao trên 30 độ đói ăn lâu ngày, bị đánh trầy xước.

Phương pháp chữa trị

Hãy cách ly cá bệnh vì bệnh trắng đuôi sẽ lây lan rất nhanh, tránh ảnh hưởng đến những chú cá khác. Đối với cá Dĩa bị nghi mắc bệnh hãy tắm cho chúng dung dịch thuốc Biomicin với liều 12mg/lit nước trong 30 phút, tắm 1-2 lần/ ngày, tắm liên tục trong 3-5 ngày.

Trên đây là một số phương pháp điều trị một số bệnh cá Dĩa rất hay gặp phải khi nuôi phần nào giúp cho người mới chơi có thêm kinh nghiệm chăm sóc chú cá Dĩa cực khó tính nhưng vô cùng tuyệt vời về cả màu sắc và dáng vẻ bên ngoài này. Chúc mọi người thành công!

Nuoicacanh.net

Check Also

Nên cho cá vàng ăn gì để chúng khỏe mạnh

Nên cho cá vàng ăn những loại thức ăn nào để cá khỏe mạnh lớn nhanh?

Cá vàng là loại cá cảnh ăn tạp và phàm ăn, thức ăn tươi hay khô …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *