Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá Ngựa vằn đơn giản hiệu quả

Cá ngựa vằn có tên khoa học là Danio rerio (Hamilton, 1822), tên tiếng Anh là Zebrafish hay Zebra danio thuộc bộ và họ cá chép Cypriniformes. Với tên khoa học là Danio rerio, cá ngựa vằn là mẫu sinh vật tái tạo có xương sống quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Đây được coi là một trong những loài cá cảnh được ưa chuộng nhất hiện nay.

Kỹ thuật nuôi cá ngựa vằn đơn giản

Được biết, cá ngựa vằn hay còn gọi là cá sọc ngựa là loại cá nước ngọt dễ nuôi được rất nhiều người mới chơi cá ưa chuộng. Chúng ta thường thấy các màu sắc phổ biến ở cá ngựa vằn: cá ngựa vằn đỏ, cá ngựa vằn xanh, cá ngựa vàng… Cá ngựa vằn rất dễ nuôi, được nhiều người chọn nuôi trong bể thủy sinh, khiến người ta cảm thấy như bị thôi miên mỗi khi ngắm. Điều lưu ý là những cái gai trên lưng loài cá này rất độc, người chơi cá này vẫn nên rất cẩn thận mỗi khi vệ sinh bể thủy sinh.

Có thể bạn đã rất quen thuộc với loại cá cảnh này nhưng chưa biết tên của nó là gì và cách nuôi nó như thế nào thôi đúng không?

Nguồn gốc

Cá ngựa vằn được tìm thấy ở một số nước Nam Á như Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan, Nepal, Myanma. Cá cảnh có tên “ngựa vằn” bởi lẽ trên mình nó có 5 vạch đều nhau màu lam đậm dọc hai bên thân, kéo dài cho đến cuối vây đuôi. Thân cá hơi dẹt, miệng hướng lên phía trên. Cá đực có hình ngư lôi và có vạch vàng xen giữa các vạch lam; cá cái có bụng màu trắng lớn hơn và các vạch màu bạc xen giữa các vạch lam. Cá ngựa vằn có thể phát triển tới 6,4 cm, tuy trong bể chúng hiếm khi phát triển quá 4 cm. Cá dễ sinh sản và đẻ trứng lên giá thể ở dưới đáy.

Chăm sóc cá ngựa vằn

– Cá trưởng thành đạt kích thước 5-6 cm, khó phân biệt cá ngựa vằn trống và mái, cá mái thường có kích thước to hơn cá trống một chút trong cùng một bầy. Bạn nên mua nuôi chung từ 5-7 con để đạt xác xuất có cả cá trống và cá mái, khi cá mái sắp sinh, bụng cá mái sẽ rất to và sau đó cá sẽ sinh sản bằng cách đẻ trứng.
– Hầu hết các loại cá và đặc biệt là cá ngựa vằn thích hợp nuôi trong bể cá cảnh rộng (kích thước 60 – 80 cm, thể tích 90 lít trở lên) trồng nhiều cây thủy sinh, cá sinh sống chủ yếu ở mặt nước và tầng giữa, nên chừa tầng mặt thông thoáng để cá di chuyển.

– Cá ngựa vằn được giới nuôi cá biết đến là loài khá thân thiện, hoạt bát, khỏe, dễ nuôi với người mới nuôi cá cảnh, thích hợp với bể nuôi chung, nhưng nên có nắp đậy để tránh cá nhảy ra ngoài. Chúng có đặc tính là ăn cá con mới đẻ của các loài cá khác trong bể thủy sinh như: cá bình tích, cá trân châu, cá mún; kể cả cá bảy màu con cũng dễ dàng bị cá ngựa vằn tóm gọn trong nháy mắt.

– Cách tốt nhất là bạn vớt cá mái sắp sinh ra bể cho sinh sản riêng nếu muốn giữ đàn cá con sống khỏe cho tới khi lớn.
– Nước nuôi cá ngựa vằn cần đảm bảo các thông số: nhiệt độ nước (C): 20 – 28; độ cứng nước (dH): 5 – 19; độ pH: 6,0 – 8,0

  • Các máy móc thiết bị bể cá cần trang bị: Ánh sáng vừa phải, máy lọc nước công suất trung bình, sục khí vừa phải.
  • Thức ăn cho cá ngựa vằn: Cá ăn tạp, thức ăn chủ yếu là động vật, côn trùng nhỏ từ giáp xác nhỏ, ấu trùng côn trùng, trùn chỉ, cung quăng đến thức ăn viên dạng nổi (ít thấy ăn thức ăn viên).
  • Sinh sản: Cá dễ sinh sản trong bể nuôi, đẻ trứng trên giá thể mềm đặt ở đáy. Sau khi đẻ, cần tách trứng khỏi cá bố mẹ, trứng nở sau 2 – 3 ngày.
    Trong việc chăm sóc cá con, chúng ta cũng cần biết những lưu ý cá con rất nhỏ nên chúng chỉ ăn các sinh vật nhỏ trong nước, nên thả 1 ít rong. Không cần thay nước trong giai đoạn này, tuyệt đối giữ vệ sinh cho nước (giai đoạn này cá con rất dễ chết).
  • Khoảng 3-4 tháng cá con sẽ có kích thước bằng que tăm. Lúc này có thể cho chúng ăn các loại trùng lớn hơn.

Chăm sóc cá bệnh

Một thông tin khá vui cho những tín đồ của cá ngựa vằn, chúng rất khỏe ít bệnh tật có thể sống trong các bể có kích thước bé mà không chết. Nhưng chúng ta cần thường xuyên theo dõi, vệ sinh khu nuôi, bể nuôi cá để hạn chế việc cá mắc bệnh.
Thị trường mua bán, giá bán cá ngựa vằn
– Giá trung bình (VND/con):3000

– Giá bán min – max (VND/con):2000 – 6000

Một thông tin thú vị, một con cá ngựa vằn bị tổn thương tim, ngay lập tức chúng sẽ tái tạo một quả mới để thay thế. Cá ngựa vằn có thể tái tạo lại 20% cơ tim bị phá hủy chỉ sau hai tháng. Rõ ràng, nếu bạn là người mới bắt đầu chơi cá thì cá ngựa vằn sẽ là sự lựa chọn hàng đầu và chi phí cũng như kĩ thuật nuôi dành cho loại cá này. Bạn sẵn sàng sở hữu loại cá đặc biệt này chứ?

Check Also

Cách nuôi cá rồng sinh trưởng tốt, lớn lên màu cực đẹp

Cá rồng đang là loài cá đang rất được yêu thích tại Việt Nam. Theo …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *