Bạn bị thu hút bởi những hoa văn trên thân mình cá ngựa vằn và muốn bổ sung loại cá này vào bể cá cảnh nhà mình. Nhưng lại chưa có kinh nghiệm chăm sóc. Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Cá ngựa vằn (tên khoa học là Dinio rerio), là một loài cá nước ngọt nhiệt đới thuộc họ cá chép Cypriniformes. Đây là một loại cá cảnh đẹp, phổ biến, dễ nuôi trong hồ thủy sinh.
Theo thông tin, cá ngựa vằn được nhập từ một số nước Nam Á vào Việt Nam từ thập niên 70. Cụ thể, loại màu xanh vây ngắn được nhập vào trước loại màu hồng.
Có lẽ, cá được đặt tên dựa trên những hoa văn trên thân mình. Có 5 vạch đều nhau, màu xen kẽ nhau trải dài theo chiều dọc của thân. Kích thước của cá ngựa vằn có thể đạt tới 6,4 cm. Tuy nhiên với điều kiện sinh sống trong bể cá cảnh, hiếm khi cá phát triển quá 4cm.
Hiện nay, các nghệ nhân chơi cá cảnh đã nhân giống phổ biến, với màu sắc vô cùng đa dạng. Cá ngựa vằn được bán ở hầu hết các tiệm cá cảnh với giá giao động từ 3000 – 5000 đồng/con.
Điều thú vị, tốc độ bơi của cá ngựa vằn ngang với tốc độ bơi của cá tứ vân và cá hỏa tiễn. Cá rất dễ đẻ, đẻ nhiều trứng và tỉ lệ con nở ra khoảng 75%.
Và, bạn hãy theo dõi phần dưới đây để biết chăm sóc loại cá cảnh thú vị này nhé.
Chọn giống cá ngựa vằn
Hiện nay, cá ngựa vằn được phân loại theo màu sắc: Màu đỏ, màu vàng hay màu xanh.
Giới tính: Cá ngựa vằn đực thường có vây lưng và vây bụng dài. Phần thân cá thon nhỏ hơn giống cái.
Cá ngựa vằn có tập tính sống theo bầy đàn khoảng 5-7 con, bạn nên chọn tỉ lệ 1 đực: 2 cái.
Chọn bể nuôi cá ngựa vằn
Thể tích bể lý tưởng 90(L); chiều dài nuôi từ 60 – 80cm.
Nhiệt độ trung bình của nước khoảng 20-25 độ C.
Độ cứng của nước (dH) từ 5 – 19 và độ PH trung bình từ 6-8.
Trong bể cần có thực vật, nhưng bạn cần sắp xếp hợp lý, bể cá có tầng mặt thông thoáng để cá di chuyển. Nhưng cá ngựa vằn có xu hướng thích vận động và hoạt bát. Bởi vậy, nếu bạn chọn nuôi trong bình có kích thước nhỏ nên có nắp đậy để tránh cá nhảy ra ngoài.
Nơi đặt bể cá: Không có mưa và ánh nắng trực tiếp. Bể nuôi cá ngựa vằn cần có máy lọc nước trung bình và máy sục khí công suất vừa phải.
Thức ăn cho cá ngựa vằn
Ngựa vằn là loài cá sống ở tầng mặt, thức ăn của chúng rất đa dạng, không kén chọn.
Cá ngựa vằn thuộc dòng ăn tạp, thức ăn chủ yếu: động vật, côn trùng nhỏ từ giáp xác nhỏ, ấu trùng côn trùng, trùn chỉ, cung quăng thậm chí thức ăn dạng nổi.
Cách nuôi
Cá ngựa vằn hiền lành, thích hợp cho người mới chơi. Nhưng bạn cần chú ý một số nguyên tắc khi nuôi cá ngựa vằn sau đây:
- Khi mới mua cá không nên thả ngay vào bể, cách ly nuôi riêng tại một bể khác. Nếu sau một tuần, cá khỏe mạnh bình thường có thể thả vào bể nuôi chung.
- Trường hợp cá ngựa vằn sắp đẻ, bạn nên cách ly chúng ra khu vực riêng để tránh chúng tiêu diệt những loại cá khác cùng hồ.
- Cá ngựa vằn đẻ trứng và trứng của chúng thường được đặt ở vị trí đáy hồ. Sau khoảng 2-3 ngày trứng cá ngựa vằn sẽ nở và phát triển thành con, trứng cũng dần tách khỏi mẹ. Bạn cần tạo điều kiện tốt nhất để cho cá ngựa vằn con sinh trưởng và phát triển.
- Việc chăm sóc cá con, chúng ta cũng cần biết những lưu ý, cá con chỉ ăn được thức ăn loại nhỏ. Khi chúng lớn độ bằng que tăm, bạn có thể cho cá ăn thức ăn chung.
- Ánh sáng vừa phải để vi khuẩn không có cơ hội phát triển. Nên sục khí khoảng 12 tiếng rồi tắt, không bật quá nhiều.
Cá ngựa vằn rất hiền lành nên có thể nuôi chung với các loại cá khác: cá bình tích, cá bảy màu, cá kiếm…
Phòng bệnh
Cá dễ bị nhiễm nấm và các loại bệnh khác. Đa số các bệnh ở cá ngựa vằn đều khó phát hiện và cá thường chết sau một thời gian ngắn sau khi phát hiện. Nếu phát hiện cũng khó điều trị.
Bởi vậy, bạn cần chú ý đến ánh sáng, nhiệt độ, sục khí, chế độ ăn (không nên cho ăn nhiều một lúc), môi trường xung quanh và chất lượng nước.
Chúc bạn chăm sóc thành công với những thông tin thú vị về loại cá ngựa vằn.