Cá Thanh Ngọc với vẻ đẹp tự nhiên hoang dã mà thân thiện được rất nhiều tín đồ cá cảnh ưa chuộng. Đặc biệt, vào mùa sinh sản, chúng quẫy nước rất mạnh để giao tiếp với nhau khiến cho bể cá thêm phần sinh động. Nếu bạn đang muốn sở hữu loài cá này, hãy cùng nuoicacanh.net theo dõi cách nuôi cá Thanh Ngọc dưới đây để được thỏa mãn đam mê của mình.
1. Giới thiệu về cá Thanh Ngọc
Cá Thanh Ngọc (cá Bã Trầu) thuộc họ cá sặc, thân thiện và hiền lành nên rất dễ sống chung với các loài cá khác. Thân có hình dẹt, dài trung bình 4 – 7cm, mắt ánh kim, miệng dài. Cá có vây ở lưng, bụng và đuôi. Đặc biệt, vảy của cá lấp lánh ánh dạ quang rất bắt mắt.
Đây là giống cá sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ nước 24 – 30 độ C với độ cứng 5 – 20 dH, độ pH 6 – 8. Cá có thân hình nổi bật với sự kết hợp màu sắc độc đáo từ xanh lam, xanh lá đến đỏ. Cá cái màu sắc đơn giản và vây lưng nhọn hơn cá đực. Cá đực vó vây lưng tròn và màu sắc bắt mắt.
Phần vây hậu môn của cá như một sợi chỉ thuôn dài, phía sau mở rộng và trên gốc ngực có vết đen. Vào mùa sinh sản chúng quẫy nước tạo ra âm thanh rất sinh động.
2. Cách nuôi cá Thanh Ngọc
2.1. Bể cá
Bản thân cá Thanh Ngọc có điều kiện sức khỏe tốt, sống được trong môi trường nước sâu, nước tù và nước trong nên tương đối dễ chăm sóc. Do đặc điểm nhiệt độ sống của cá nên khi lắp đặt bể có cần có hệ thống lọc đầy đủ, chiều dài bể khoảng 30cm, trang trí thêm tiểu cảnh và cây thủy sinh cho bắt mắt.
Giống cá này tương đối hiền nên có thể sống chung bể với các loài cá khác nhưng cần duy trì 7 – 10 con cùng loại để đảm bảo tính thẩm mỹ và tính tập thể của đàn cá.
Riêng cá đực rất dễ gây hấn nếu môi trường chật hẹp hoặc cá đang vào thời kỳ phát dục. Vì thế, tốt nhất nên thiết kế bể có thể tích trên 70 lít. Bể cá cần có hệ thống lọc nước để đảm bảo sự sạch sẽ cho môi trường sống, có ánh sáng vừa phải và hạn chế tối đa tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp.
Bể thủy sinh cần có nhiều mái che và cây cối rậm rạp. Loài cá này tương đối nhút nhát, có xu hướng rình mò khắp bể và ẩn náu giữa các đám lau sậy, phía dưới các lá lớn gần sàn nước. Nếu tạo được lớp nền tối thì cá sẽ có màu sắc ấm áp, sống động, bể có vẻ đẹp tinh tế.
Dòng nước trong bể nuôi cá Thanh Ngọc ưu tiên chuyển đậm từ trung bình đến chậm, tránh dòng nước quá mạnh làm hỗn loạn bể chứa.
Xem thêm: Cách nuôi cá La Hán cực kỳ chi tiết, ai cũng làm được
2.2. Thay nước cho bể cá
Mỗi tuần cần thay nước cho bể cá Thanh Ngọc 2 lần, khi thay hãy giữ lại 75% nước cũ. Loài cá này không cần quá nhiều oxy nên chỉ cần sục ở mức vừa phải. Môi trường sống của cá cần được vệ sinh thường xuyên để tránh mầm bệnh.
2.3. Chế độ dinh dưỡng cho cá
Cần có chế độ ăn phù hợp trong suốt quá trình nuôi cá Thanh Ngọc và giảm trọng lượng khi cần thiết để cá duy trì sức khỏe tốt nhất. Nên cho cá ăn thức ăn dạng vảy, bổ sung các loại tôm ngâm nước muối, giun huyết đông khô, giun tubifex, ít vảy từ tảo để bổ sung thêm vitamin.
Lượng thức ăn thả xuống cho cá nên duy trì tiêu thụ trong 2 phút, tránh ăn quá nhiều vì thức ăn vụn thừa dễ bị phân hủy làm ảnh hưởng đến môi trường nước, khiến cá bị nhiễm trùng.
2.4. Chăm sóc cá thời kỳ sinh sản
Như đã nói ở trên, cá Thanh Ngọc sẽ quẫy đuôi mạnh vào thời kỳ sinh sản để thu hút nhau. Đây chính là tín hiệu mà người nuôi cá cần nhận biết để kích thích chúng sinh sản tốt. Tốt nhất nên tách chúng ra bể riêng để đảm bảo số lượng trứng. Nhiệt độ cao giúp quá trình sinh sản của cá tốt hơn.
Trứng cá sẽ chìm xuống đáy bể và sẽ được cá bố, cá mẹ thu thập để gắn vào tổ bọt. Sau khoảng 24 – 48 giờ trứng sẽ nở và cá bố mẹ sẽ cùng nhau chăm cá con. Giai đoạn này nên đậy kín nắp bể để giữ ấm cơ thể và không khí cho cá con.
Đến khi cá con tự bơi lại được thì cần tách cá đực ra và duy trì không khí ấm áp ở giữa bề mặt nước, có tấm phủ mọi nơi cho con phát triển, nhất là ở tuần đầu tiên.
3. Phòng trừ bệnh cho cá Thanh Ngọc
Cá Thanh Ngọc dễ gặp các bệnh nấm, xùa vảy, vô sinh, đẻ non,… nên trong quá trình chăm sóc cần chú ý. Nếu môi trường nước không đảm bảo, thức ăn không được cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết thì đề kháng của cá sẽ kém.
Vì thế, cách phòng bệnh cho cá Thanh Ngọc tốt nhất là thường xuyên thay và lọc nước, duy trì nhiệt độ vừa phải, đảm bảo môi trường sống sạch sẽ và cho ăn vừa đủ. Hạn chế cho cá ăn thức ăn tổng hợp vì vừa thiếu dinh dưỡng vừa dễ gây ô nhiễm môi trường nước.
Nói chung, cá Thanh Ngọc có giá thành rẻ, thân thiện và khá dễ nuôi nên cách nuôi cá Thanh Ngọc không cần cầu kỳ. Mong rằng những hướng dẫn này sẽ giúp bạn tự tin với đam mê của mình để có được một bể cá sinh động. Nuoicacanh.net sẽ thường xuyên cập nhật các thông tin bổ ích về việc nuôi và chăm sóc các giống cá đẹp khác nữa, hãy ghé thăm thường xuyên để tăng thêm kinh nghiệm cho mình, bạn nhé!