5 Bước chuẩn bị cơ bản trước khi nuôi cá Rồng

Ngay cả đối với người chưa có người kinh nghiệm, thú chơi cá Rồng sẽ trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Chỉ cần bạn lưu ý 5 bước chuẩn bị cơ bản sau đây trước khi đón cá về nhà.

Nhiều người có ý nghĩ, cá Rồng được xếp vào nhóm cá cảnh có giá trị cao. Đồng nghĩa với việc để chăm sóc được loài cá này cũng cần một “kho tàng” kiến thức, cộng với chi phí đầu tư khá tốn kém.

Nhưng sự thật, cá Rồng là một dòng cá cảnh dễ nuôi, có sức đề kháng tốt. Bạn chỉ cần lưu ý 5 bước chuẩn bị cơ bản sau đây để nuôi cá Rồng được thành công.

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá Rồng đơn giản

Nuoicacanh. net tổng hợp ý kiến cho rằng việc chuẩn bị này cần tiến hành trước ít nhất là 3 ngày, giúp đảm bảo môi trường nước sống phù hợp với cá Rồng nhất.

Bước 1: Chuẩn bị bể cá

Mô hình bể cá Rồng

Cá Rồng là một trong những giống cá cảnh nước ngọt có kích thước lớn nhất. Cá trưởng thành có kích thước lên tới 1m. Bởi vậy, yêu cầu đối với chiều dài của bể nuôi cá Rồng cần tối thiểu là 1m2.

  • Kích thước bể nuôi cá Rồng lý tưởng là 180 *75 *60 (cm) (dài*rộng*cao). Kích thước bể cá là yếu tố cực kỳ quan trọng giúp cá phát triển một cách tối đa. Hơn nữa, không gian đủ rộng rãi, giúp cá dễ dàng hoạt động, tránh được tình trạng cá stress, ốm yếu.
  • Chiều cao bể: Thiết kế bể cá cảnh nên có độ cao ngang tầm mắt giúp bạn dễ dàng ngắm được vẻ đẹp của cá. Nhưng không nên quá cao, gây cảm giác chông chênh, không vững chãi.
  • Màu sắc chủ đạo của bể: Bạn có thể lựa chọn màu sắc dựa trên yếu tố tương hợp, tương khắc phong thủy.

Lưu ý: Bể cá Rồng cần có nắp đậy vững chắc, tránh cá nhảy ra ngoài, gia chủ không phát hiện kịp cá sẽ bị chết.

Bước 2: Chuẩn bị hệ thống lọc

Thông thường bể nuôi cá Rồng được trang bị một trong 2 loại máy bơm là máy bơm chìm và máy bơm ngoài. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa hai loại máy bơm này sẽ thực sự hoàn hảo, giúp sự lưu chuyển được tốt hơn.

Hệ thống lọc bể cá Rồng đa dạng

Máy bơm chìm thường có giá thành rẻ hơn.Máy bơm chìm sẽ nằm hoàn toàn trong nước, nên sẽ chiếm một phần không gian bể gây kém thẩm mỹ. Nhưng, nó thực sự tiện lợi và khá hiệu quả.

Máy bơm ngoài có công suất lớn hơn. Nhưng nếu không gian nhà bạn chật hẹp, máy bơm ngoài sẽ không phải sự lựa chọn tốt nhất.

Cả hai loại máy bơm đều được lắp đặt với một số chất liệu lọc chẳng hạn như cotton, cotton sinh hóa, bi sinh học, vòng gốm và vòng thủy tinh.

Tùy vào điều kiện, không gian, bạn sẽ lựa chọn loại máy bơm khác nhau. Nếu sử dụng được song song cả hai loại máy bơm này sẽ là tốt nhất.

Bước 3: Xử lý nước 

Chất lượng nước sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự sống và sự tăng trưởng của cá Rồng.

Nếu bạn xử lý được nguồn nước tốt, đồng nghĩa với việc sở hữu một hệ thống lọc sinh học tối ưu. Qua đó giúp thúc đẩy vi khuẩn phân hủy amino acid và tiêu thụ protein. Thực tế có nhiều người coi trọng việc xử lý nước hơn cả công đoạn chăm sóc cá.

Trước đây, việc xử lý nguồn nước nuôi cá còn gặp nhiều khó khăn và chiếm nhiều thời gian. Nhưng hiện nay, sự xuất hiện của một số hóa chất có thể ngay lập tức đưa vi khuẩn có ích vào bể cá, thúc đây nhanh chóng quá trình xử lý nước.

Thường xuyên kiểm tra chỉ số nước bể cá Rồng

Một khi hệ thống vi sinh được hình thành, điều bạn cần làm là tập trung gia tăng lượng oxy trong nước, điều chỉnh độ PH và độ cứng sao cho phù hợp với cá Rồng.

Cá Rồng thích hợp sống trong môi trường nước mềm và acid. Bởi cá có nguồn gốc tư các con sông thuộc vùng Đông Nam Á, điều kiện nước có độ PH từ 5.5 – 7.

Lưu ý, muốn cá Rồng có màu sắc chuẩn và đẹp nhất, bạn cần duy trì nồng độ PH nằm trong khoảng cho phép này.

Một ưu điểm nữa của môi trường nước có tính acid nhẹ. Đó là lượng ammonia phát sinh từ thức ăn thừa, cùng với chất thải từ quá trình bài tiết của cá sẽ được chuyển hóa thành chất ammonium vô hại.

 Bước 4: Chiếu sáng

Việc cung cấp ánh sáng cực kỳ quan trọng. Nó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển màu sắc của cá Rồng. Ánh sáng mặt trời cũng là điều kiện ánh sáng tốt. Tuy nhiên, bạn chỉ nên cho bể cá nhận cường độ ánh sáng nhẹ vào buổi sáng, ánh sáng gắt ảnh hưởng đến sức khỏe cá.

Chuẩn bị ánh sáng cho bể cá Rồng

Ánh sáng cũng là một trong những yếu tố kích thích tảo sinh trưởng.

Lưu ý: Bạn không nên tắt đèn quá đột ngột, khiến cá giật mình, va chạm vào thành bể, dễ bị thương. Bạn có thể bật đèn phòng ở xa để cho cá làm quen, sau đó tắt hẳn. 

Bước 5: Thức ăn

Đa phần các loại cá, trong đó có cá Rồng, bạn có thể áp dụng khẩu phần ăn đan xen giữa thức ăn tươi và thức ăn hạt cho cá. Tuy nhiên, món khoái khẩu của cá Rồng là thức ăn tươi, cung cấp cho cá năng lượng và duy trì bản tính hoang dã của cá.

Chuẩn bị thức ăn cho cá Rồng

Một số loại thức ăn tươi bạn có thể tham khảo lựa chọn cho cá Rồng: Nhái, tép, dế, cá mồi… Bạn có thể sơ chế và bảo quản thức ăn trong tủ lạnh cho cá ăn dần.

Tuy nhiên, thức ăn tươi thường chứa nhiều vi khuẩn và ký sinh. Bạn cần đảm bảo vệ sinh, tránh lây bệnh cho cá Rồng.

Check Also

Cách nuôi cá rồng sinh trưởng tốt, lớn lên màu cực đẹp

Cá rồng đang là loài cá đang rất được yêu thích tại Việt Nam. Theo …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *